Thị trường cung cầu bu lông ốc vít tại Việt Nam diễn ra rất sôi động. Bu lông ốc vít nhập khẩu hay bu lông ốc vít tự sản xuất mới là điều bạn quan tâm?
Bu lông ốc vít tham gia vào mọi mặt hoạt động trong đời sống – sản xuất. Trên thực tế thị trường bu lông đai ốc tại Việt Nam không chỉ là tiềm năng mà thực sự rất phát triển. Cung – cầu linh kiện bu lông đai ốc thực sự rất lớn và đại lý cung cấp mặt hàng lắp xiết này quả thực không thể đếm hết được. Thế nhưng một thực tế trên thị trường bu lông ốc ví tại Việt Nam nữa mà chúng ta nên biết rằng: bu lông, đai ốc, vít nhập khẩu chiếm phần rất lớn so với hàng sản xuất trong nước. Điều này là tại sao và câu hỏi đặt ra là hướng đi nào cho sản xuất bu lông ốc vít tại Việt Nam?
Câu trả lời nằm trong chính thực trạng và nguyên nhân dẫn đến ngành sản xuất bu lông không mấy phát triển ở nước ta.
Nguyên nhân dẫn đến sản xuất bu lông phát triển chậm
Theo thống kê của Bộ công thương, đến năm 2012 Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 32.5% nhu cầu về cơ khí trong nước. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu đến 24.8 tỉ USD về các thiết bị cơ khí, trong đó có bu lông ốc vít.
Theo đánh giá chung, các sản phẩm cơ khí lắp xiết nhập khẩu có giá thành rẻ hơn nhiều khi chúng ta tự sản xuất trong nước. Đây chính là lý do cơ bản nhất dẫn đến tỷ lệ bu lông nhập chênh cao hơn tỷ lên bu lông sản xuất. Điều này tạo thành “thói quen” tiêu thụ cho người tiêu dùng Việt Nam. Mặt khác, các sản phẩm lắp xiết nhập khẩu luôn đảm bảo tiêu chí chất lượng tốt cũng là yếu tố tại sao hàng ngoại có sức cạnh tranh hơn hẳn hàng Việt.
Chất lượng tốt giá lại rẻ chung quy vẫn xuất phát từ “bài toán quy luật”, khi công nghệ sản xuất bu lông đai ốc tiên tiến, quy mô sản xuất mở rộng và năng xuất lao động tăng lên chắc chắn giá thành sản phẩm sẽ giảm. Trong khi đó ngành chế tạo bu lông ốc vít Việt Nam chúng ta có gì?
Các chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí nghiêm cứu và đánh giá: “công nghệ sản xuất bu lông ốc vít, các vật liệu cơ khí chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng thành phẩm”. Đúng vậy:
- Công nghệ máy móc của sản xuất bu lông đai ốc đã lỗi thời, lạc hậu.
- Chậm đổi mới hoặc sự chuyển giao công nghệ sản xuất chưa đông bộ, đồng đều.
- Quy mô sản xuất đa phần nhỏ và vừa, quy trình sản xuất chưa hẳn được hoàn thiện trong một đơn vị gia công.
- Chi phí đầu tư đổi mới công nghệ lớn, trong khi đó vốn hóa của các đơn vị không đủ để đáp ứng sự chuyên giao đồng bộ.
…
Về phía các chính sách của chính phủ về quy định đấu thầu, chỉ định thầu hay quy định về tỉ lệ nội địa hóa trong đấu thầu chưa được sát sao, còn hạn chế, thiếu nhất quán. Cụ thể là việc giao cho Việt Nam thiết kế, chế tạo và cung cấp các thiết bị cơ khí nhưng các nhà thầu nước ngoài lại sử dụng sản phẩm của chính nước họ.
Rất nhiều các khó khăn mà lĩnh vức sản xuất thiết bị lắp xiết tại Việt Nam gặp phải.
Hướng đi nào cho sản xuất bu lông ốc vít tại Việt Nam
Nhìn từ nguyên nhân làm hạn chế sản xuất bu lông ốc vít để vạch ra hướng đi cụ thể, rõ ràng cho sản phẩm lắp xiết xuất xứ tại Việt Nam.
- Kêu gọi đầu tư, mạnh dạn đổi mới công nghệ sản xuất
- Dần dần chuyển cán cân xuất nhập khẩu bu lông ốc vít theo chiều hướng gia tăng sử dụng hàng trong nước và giảm tỷ lệ hàng nhập.
Tuy nhiên để làm được điều này là một quá trình thực sự nổ lực, cố gắng của cả phía doanh nghiệp và Chính phủ cũng như là người tiêu dùng.
Không phải bu lông đai ốc do các đơn vị Việt Nam sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lường. Mà sản xuất một con bu lông ốc vít tại Việt Nam rất tốn kém chi phí và thời gian do công nghệ cũ. Chình vì thế, sự chênh lệch về giá cả là điều tất yếu.