Bu lông mạ kẽm điện phân
Bu lông mạ kẽm điện phân như: Zinc, Zinc – Cr 3+/6+, hoặc phương pháp mạ cadium. Đây là phương pháp dùng dòng điện hai chiều trong quá trình nhúng bu lông vào dung dịch mạ kẽm. Nhằm tạo ra lớp kẽm mạ bền chắc phũ lên bu lông.
Khác với bulong mạ kẽm nhúng nóng, để mạ kẽm điện phân người ta tạo 1 lớp kết tủa kim loại mỏng lên bề mặt bulong để chống sự ăn mòn, tăng kích thước, độ cứng bề mặt. Người ta thường gọi phương pháp này là mạ lạnh.
Đặc điểm của bu lông mạ điện phân
Phương pháp mạ kẽm điện phân tuân theo tiêu chuẩn ISO 4042. Lớp kẽm mạ có độ bám cao và có thể tăng được độ cứng bề mặt lớp kẽm bằng phương pháp chromating hóa trị 3 hoặc hóa trị 6.
Ưu điểm của bulong mạ điện phân là lớp mạ có độ bám cao, và do không tác dụng nhiệt cao nên không sợ ảnh hưởng đến hình dạng và cơ tính của vật liệu.
Độ dày lớp mạ khoảng 5-8 micromet.
Phần kim loại mạ vẫn giữ nguyên cơ tính do không được nung nóng như phương pháp mạ kẽm nhúng nóng.
Nhược điểm của phương pháp mạ kẽm điện phân là dễ bị hấp thụ hydro trong quá trình mạ. Vì vậy đối với các sản phẩm có cấp bền 10.9 trở lên, cần trải qua quá trình banking để khử hydro trước khi đưa vào mạ điện.
Chúng có khuyết điểm là lớp kẽm mạ bảo vệ bề mặt có độ dày chỉ đạt khoảng 5 – 25 micro met. Do đó, khả năng bảo vệ thấp hơn so với bulong mạ kẽm nhúng nóng. Tuy nhiên, nếu phủ thêm một lớp sơn bên ngoài lớp kẽm độ bền cũng sẽ tăng thêm đáng kể.
Sản phẩm có thể được mạ dày hơn 8 micromet, tuy nhiên về kinh tế thì không hiệu quả. Vì vậy độ dày thông thường là 5- 8 micromet. Tuổi thọ của lớp mạ theo tuổi thọ công trình nếu sử dụng và bảo trì đúng cách.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.